Rác
được tập kết, rác bị ùn ứ, vứt bỏ ở mọi nơi có thể. Nhiều nơi, bãi chôn
lấp quá xa cần phải có thời gian để vận chuyển, nhiều nơi lại chưa có
quy hoạch, chưa có quỹ đất để chôn lấp, xử lý rác. Và nếu có thì người
dân đều lo ngại, không đồng tình “đón nhận” khi có quy hoạch làm bãi rác
tại địa phương mình. Vì vậy, nhiều tỉnh thành, các cuộc họp nóng nhằm
đưa ra biện pháp giải quyết tình thế, hướng tới giải quyết triệt để ô
nhiễm môi trường vẫn thường được tổ chức. Nhìn chung, các ý kiến đều
đồng tình cho rằng tỉnh, địa phương cần sớm quy hoạch bãi rác lớn để thu
gom chất thải, xử lý chất thải hợp vệ sinh đồng thời đầu tư công nghệ
thiết bị hiện đại đê xử lý rác tập trung một cách hiệu quả, bền vững...
thế nhưng, đây vẫn là bài toán khó. Khó vì quỹ đất quá lớn để làm bãi
chôn lấp rác, khó vì chi phí đầu tư cao, khó cả trong việc lựa chọn công
nghệ xử lý sao cho hiện đại nhưng cần phải phù hợp với điều kiện của
Việt Nam là một nước có thu nhập trung bình... trong khi lượng rác sinh
hoạt ngày càng tăng, và dường như không biết “chờ đợi”.
Tìm
“lời giải” cho “bài toán” này, thời gian gần đây, nhiều tỉnh thành đã
nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình xử lý rác theo công nghệ vi sinh kết
hợp chôn lấp, nghiên cứu chế tạo các lò đốt công suất nhỏ thậm chí đi
thăm những mô hình lò đốt đang hoạt động ở các nước như Thái
Lan, Malaysia, Philippines... để đầu tư và áp dụng tại Việt Nam, trong
đó có lò đốt rác bằng không khí tự nhiên - GFC Sankyo NFi 05 - công nghệ
Nhật Bản, được sản xuất tại Thái Lan.
Từ mô hình đầu tiên tại Bắc Giang, đến nay thiết bị này đã được áp dụng, nhân rộng ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Rác
thải sinh hoạt hộ gia đình được thu gom vận chuyển tập kết tại bãi,
tiến hành phân loại rác trước khi đốt. Công suất đốt lớn nhất khoảng 10
tấn rác/ngày đêm, với khả năng đốt liên tục hoặc ủ giữ nhiệt từ 1 - 1,5
ngày, rác sinh hoạt hữu cơ có độ ẩm cao đến 50% vẫn được đốt cháy khá
triệt để. Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau khi so sánh giữa lò đốt công
nghệ của Nhật Bản sản xuất tại Thái Lan và các loại lò đốt khác sản
xuất trong nước. Xong theo nhiều chuyên gia đã đánh giá: công nghệ Nhật
Bản sản xuất tại Thái Lan rất phù hợp với vùng nông thôn, biên giới và
hải đảo.
Lò đốt GFC Sankyo NFi 05 đã được
Hội đồng thẩm định công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ (thành lập
theo Quyết định số 77/QĐ-BKHCN ngày 16/1/2014) thẩm định và đánh giá
trong cuộc họp ngày 10/3/2014. Trên cơ sở đó, Bộ Khoa học và Công nghệ
đã có văn bản số 1498/BKHCN-ĐTG ngày 28/4/2014, trong đó nhận định: “Lò
đốt chất thải rắn GFC-Sankyo NFi-05... sử dụng công nghệ đốt chất thải
rắn sinh hoạt bằng không khí đối lưu tự nhiên... là một giải pháp phù
hợp để xử lý rác thải sinh hoạt có quy mô nhỏ tại khu vực nông thôn,
thay thế cho việc xử lý rác thải sinh hoạt hiện còn phổ biến là chất
đống lộ thiên, chôn lấp đơn giản, gây ô nhiễm môi trường và gây mất cảnh
quan”.
Hiện
nay trên địa bàn các tỉnh như: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái
Nguyên, Nam Định, Hải Dương, Hà Tĩnh, Tuyên Quang... sau khi nghiên cứu
và so sánh một số công nghệ xử lý rác thải trong nước và các nước trong
khu vực, đều đề xuất đầu tư mô hình lò đốt rác GFC Sankyo NFi-05. Sau
một thời gian đưa vào sử dụng, lượng rác thải trên địa bàn đã được giải
quyết khá triệt để, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất lượng
đời sống cho nhân dân... đặc biệt, kết quả đo thử nghiệm của Tổng cục
tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường
chất lượng 1 cho thấy, các thông số về bụi tổng, HF, SO2,
Hg... đều nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn QCVN 30 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường (QCVN 30:2012/BTNMT). Trên cơ sở đánh giá, kiểm
nghiệm thực tê, các tỉnh đều thống nhất là lò đốt rác thải GFC Sankyo
NFi-05 là hoàn toàn phù hợp với điều kiện rác thải sinh hoạt nông thôn
hiện nay. Từ kết quả trên tỉnh Vĩnh Phúc cũng như một số tỉnh khác đã
quyết định nhân rộng mô hình này tại một số địa phương khác trên địa bàn
tỉnh để giải quyết ô nhiễm môi trường nông thôn.
Tìm
hiểu tại một số doanh nghiệp, địa phương đã và đang áp dụng mô hình lò
đốt rác GFC Sankyo NFi-05 như Công ty Môi trường Đô thị Kỳ Anh (huyện Kỳ
Anh, tỉnh Hà Tĩnh), UBND Thị trấn Thịnh Long (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam
Định), Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang)…Nhìn
chung đều đánh giá cao về công nghệ
lò đốt này trong việc giải quyết rác thải tại địa phương, người dân
cũng rất phấn khởi khi tình trạng các bãi rác "tự phát" đã không còn như
trước nữa. Cũng
về vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Mạnh - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường Hà Tĩnh nhận định: Đây là công nghệ phù hợp với tình hình hiện
nay, trong điều kiện chưa có Nhà máy xử lý rác mà bãi chôn lấp lại quá
tải, gây ô nhiễm môi trường.
Bên
cạnh một số điểm cần khắc phục, đổi mới cho phù hợp hơn với tính chất
rác thải của Việt Nam như bố trí thêm công đoạn phân loại rác đầu nguồn;
nghiên cứu để chế tạo, nội địa hoá các thiết bị trong dây chuyền nhằm
hoàn thiện thêm công nghệ và giảm giá thành sản phẩm, cũng theo Hội đồng
thẩm định công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, lò đốt rác thải sinh
hoạt GFC Sankyo NFi-05
có những ưu điểm đáng ghi nhận như: Lò dùng không khí tự nhiên tuần hoàn
(không dùng quạt) và không sử dụng điện cũng như nhiên liệu hoá thạch
trong quá trình hoạt động; Chi phí đầu tư và vận hành thấp hơn các công
nghệ khác; Đáp ứng yêu cầu xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nông
thôn (làng, xã, thị trấn) trong điều kiện không đủ kinh phí đầu tư các
công nghệ đốt rác có quy mô công suất lớn; Đặc biệt kết quả đo thử
nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường của Việt Nam...
Như
vậy, việc áp dụng lò đốt rác thải sinh hoạt GFC Sankyo NFi-05 đã và
đang được coi là một trong những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với điều
kiện thực tế của các địa phương trong việc xử lý rác thải sinh hoạt quy
mô nhỏ. Mong rằng, thời gian tới, công nghệ sẽ được cải tiến, nâng cấp
hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo phát
triển kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường./.
Dưới đây là các các kết quả kiểm tra,đánh giá và chứng nhận đạt tiêu chuẩn của Lò đốt rác GFC Sankyo NFi-05:


Văn bản nhận xét của Bộ KHCN dựa trên ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định công nghệ.



Kết quả đo khí thải lò đốt, môi trường lao động và không khí xung
quanh khi đang vận hành lò đốt tại Khu xử lý rác thị trấn Thổ Tang,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuấn Phương (Theo tinnhanhmoitruong.vn)