Tuyên truyền, nhắc nhở...
Hưởng ứng Tuần lễ An toàn đường bộ toàn
cầu lần thứ 3 (4-5 đến 10-5-2015) với chủ đề “Trẻ em và an toàn giao
thông (ATGT)” do Liên hiệp quốc phát động, cuối năm 2014, Ủy ban ATGT
Quốc gia đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện quy định của pháp luật
về đội MBH đối với trẻ em. Theo đó, bắt đầu từ ngày 6 đến ngày
9-4-2015, lực lượng CSGT trên phạm vi cả nước ra quân kiểm tra, nhắc nhở
việc thực hiện đội MBH của học sinh tại các trường học; ngày 10-4, phối
hợp với các lực lượng liên quan tổ chức ngày cao điểm tuần tra, kiểm
soát và xử lý vi phạm quy định bắt buộc đội MBH đối với trẻ em, sau đó
duy trì kế hoạch thường xuyên.
 |
CSGT (Công an TP.
Buôn Ma Thuột) nhắc nhở phụ huynh đội mũ bảo hiểm cho con. (Ảnh chụp
trước cổng Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân) |
Tại Dak Lak, ngay từ đầu năm 2015, Ban
ATGT tỉnh đã có văn bản gửi đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức kế hoạch
tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về đội MBH cho trẻ, với
mục đích tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, hình thành thói quen đội MBH
cho trẻ em ở lứa tuổi tiểu học. Ông Bùi Văn Ngọc, Chánh Văn phòng Ban
ATGT tỉnh cho biết, để thực hiện tốt kế hoạch, Ban đã giao nhiệm vụ cụ
thể cho từng đơn vị liên quan, trong đó, riêng ngành giáo dục, Ban yêu
cầu phải đưa tỷ lệ đội MBH của học sinh là một trong những tiêu chí thi
đua của các trường, từ đó góp phần nâng cao tinh thần tự giác đội MBH ở
các em. Cùng với đó, Công an tỉnh cũng có kế hoạch cụ thể, chỉ đạo các
lực lượng PX15, PC67 và công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp
với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của
pháp luật về đội MBH cho trẻ em. Đại tá Nguyễn Văn Đức, Trưởng Phòng
CSGT (Công an tỉnh) cho biết, trong thời gian cao điểm từ ngày 6 đến
ngày 9-4, lực lượng CSGT trên địa bàn tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền các
quy định tại Điều 30, Luật Giao thông Đường bộ năm 2008 về việc đội MBH
cho người đi môtô, xe gắn máy; quy định tại Thông tư liên tịch số
6/2013 giữa liên Bộ Khoa học – Công nghệ, Công an và GTVT về sản xuất,
kinh doanh và sử dụng MBH cho người đi môtô, xe gắn máy; quy định tại
Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên
môtô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện (trừ trẻ em dưới 6 tuổi). Đại
diện Sở Giáo dục và Đào tạo, bà Lê Thị Thảo - Trưởng Phòng pháp chế và
công tác học sinh – sinh viên cho hay, để thực hiện tốt đợt cao điểm
này, Sở đã có văn bản yêu cầu các trường học nghiêm chỉnh thực hiện và
tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến phụ huynh và học sinh về việc quy định
bắt buộc đội MBH cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi được người khác chở
bằng xe gắn máy. Theo đó, Sở yêu cầu tất cả các trường trong tỉnh phải
tổ chức triển khai thực hiện trước 13-3.
 |
Phụ huynh vẫn thờ ơ!
Thực tế, quy định bắt buộc đội MBH cho
trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi được người khác chở bằng xe gắn máy đã có
từ lâu, song vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc và người vi phạm chưa bị
xử phạt mạnh.
Tại Dak Lak, nếu việc chấp hành quy định
bắt buộc đội MBH dành cho người lớn điều khiển môtô, xe gắn máy được
thực hiện tương đối tốt, thì ngược lại, tỷ lệ này lại rất thấp đối với
trẻ em, trong khi đây lại là đối tượng luôn cần được bảo vệ… Theo ghi
nhận của phóng viên, trong những ngày đầu ra quân tuyên truyền việc thực
hiện đội MBH cho trẻ ở các trường học, phụ huynh tỏ ra rất thờ ơ quy
định đội MBH cho trẻ. Điều đáng ngạc nhiên, phần lớn học sinh đều biết
được quy định phải đội MBH, nhưng lại không thực hiện. Em N.H.H, học
sinh lớp 1A5 (Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh) nói rằng, ở lớp em được
cô giáo nhắc nhở phải đội MBH khi ngồi trên xe máy, nhưng về nhà em quên
nói với mẹ nên mẹ không mang theo. Còn phụ huynh với “nghìn lẻ một” lý
do để bao biện cho việc không thực hiện đội MBH cho con em mình. Chị
L.T.T, có 2 con học tại Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân viện cớ gần nhà
nên không cần cần đội MBH cho con.
 |
Tương tự, chị N.T.M cũng tỏ thái độ thờ ơ
với việc đội MBH cho con và cho hay, bữa nào nhớ thì chị mang theo, còn
lỡ quên thì khỏi, vì từ nhà đến trường chỉ có một đoạn đường ngắn. Một
số trường hợp khác, MBH vẫn treo ở xe, để trong cốp, nhưng không đội cho
con em. Còn lại số đông phụ huynh cho rằng, từ trước tới nay chỉ thấy
CSGT phạt người lớn không đội MBH chứ chưa phạt trẻ con nên chưa thực
hiện.
Trên thực tế, tại các buổi chào cờ đầu
tuần của nhà trường, hay sinh hoạt đầu giờ của các lớp học, học sinh
luôn được thầy cô nhắc nhở phải đội MBH khi ngồi trên xe máy. Hằng năm,
vào dịp đầu năm học mới, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh cũng đã phối
hợp với lực lượng CSGT tổ chức lồng ghép quy định trên vào các buổi
sinh hoạt ngoại khóa để tuyên truyền, nhằm nâng cao ý thức chấp hành đội
MBH của học sinh, đồng thời bắt buộc phụ huynh, học sinh và nhà trường
cùng ký bản cam kết không vi phạm các quy định về trật tự ATGT. Tuy
nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì công tác này nhìn
chung chưa thật sự hiệu quả.
Rõ ràng, việc chấp hành quy định của
pháp luật về đội MBH cho trẻ em xuất phát từ nhận thức, ý thức của người
lớn. Vì vậy, để ngăn chặn sự gia tăng các vụ TNGT liên quan đến trẻ em
không đội MBH, thời gian tới, cần sự vào cuộc đồng bộ từ phía gia đình,
nhà trường và xã hội. Trong đó, điều kiện tiên quyết là người lớn cần
nâng cao nhận thức, gương mẫu chấp hành các quy định của Luật Giao thông
đường bộ, nhất là đừng bao giờ quên nhắc nhở con em mình đội MBH khi
tham gia giao thông bằng xe 2 bánh có động cơ...
Hoàng Tuyết (Theo Báo Đắk Lắk)