Tham dự Hội nghị có đại diện Thường
trực Thành ủy, UBND, UBMTTQ Việt Nam thành phố, các vị đại biểu HĐND
thành phố cùng đại diện các ban, ngành của thành phố có liên quan.
 |
Phó Chủ tịch HĐND TP. Buôn Ma Thuột Nguyễn Hoàng Diệu chủ trì Hội nghị. |
Dự thảo Luật Hoạt động giám sát của
Quốc hội và HĐND có 4 chương, 90 điều quy định về hoạt động giám sát của
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của
Quốc hội, Đoàn ĐBQH, ĐBQH; HĐND, Thường thực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ
đại biểu HĐND, đại biểu HĐND; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
chịu sự giám sát, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt
động giám sát.
 |
Quang cảnh Hội nghị. |
Hội nghị đã chia thành 3 tổ thảo luận, qua đó đã có 28 lượt ý kiến
đóng góp. Đa số các ý kiến đều cơ bản nhất trí với nội dung, bố cục của
Dự thảo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND và khẳng định đây
là dự án luật cần thiết, kịp thời nhằm thể chế hóa các quy định của Hiến
pháp, khắc phục các hạn chế, bất cập, các quy định hiện hành về giám
sát. Các ý kiến góp ý tập trung vào nội dung hoạt động giám sát của
HĐND, Thường trực HĐND, tổ đại biểu HĐND; hoạt động chất vấn và trả lời
chất vấn; hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm...
 |
Đại biểu đóng góp ý kiến tại tổ thảo luận. |
Một số ý kiến đề nghị nên chỉnh sửa lại bố cục, câu từ Dự thảo Luật
cho ngắn gọn, dễ hiểu; đề nghị tách chương IV thành hai chương là:
Chương IV: Bảo đảm hoạt động giám sát, Chương V: Điều khoản thi hành.
Một số đại biểu đề nghị cần quy định rõ hơn về thẩm quyền giám sát của
Hội đồng nhân dân; thống nhất thời gian thông báo trước về kế hoạch, nội
dung giám sát hoặc nội dung được yêu cầu báo cáo, trả lời theo quy định
của pháp luật; đại biểu HĐND ghi rõ nội dung chất vấn để người bị chất
vấn trả lời; cần phải bao quát, cụ thể và rõ ràng hơn một số quy định và
phải đồng bộ với các Luật có liên quan đến hoạt động giám sát...
Lan Anh (Theo Báo Đắk Lắk)