TIN HOẠT ĐỘNG
Điệp khúc “trồng, chặt - chặt, trồng” ở vùng Ea Súp (Đắk Lắk)

  Đó là thực tế đã và đang diễn ra trên địa bàn huyện Ea Súp, là địa phương có diện tích rừng nhiều nhất ở Đắk Lắk, không những gây thiệt hại hàng “núi tiền” của Nhà nước, của nhân dân mà còn làm diện tích rừng, vốn rừng mỗi năm một suy giảm, môi trường sinh thái ngày càng thêm mất cân đối, gây nhiều bức xúc trong dư luận.      

Cách đây không lâu, huyện Ea Súp đã phá đi hàng chục ngàn ha rừng tự nhiên để chuyển đất sang trồng điều. Theo thống kê sơ bộ, từ năm 2000 đến năm 2009, các đơn vị, hộ gia đình đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để tăng diện tích cây điều lên gần 16.000 ha, trở thành địa phương có nhiều diện tích điều nhất ở Đắk Lắk. Diện tích điều này được trồng tập trung ở các xã Ea R’Vê, Ea Bung, Ya Tờ Mốt, Ea H’Mơ, Cư M’Lan, Ea Lê...Tuy nhiên, cây điều ở Ea Súp được bà con nông dân đặt cho cái tên mới là... "điều siêu lá”, vì đến giai đoạn đưa vào kinh doanh cho thu hoạch, điều chỉ ra hoa với cành lá sum suê nhưng lại không đậu quả. Do hiệu quả kinh tế quá thấp, huyện cũng như một số đơn vị quân đội làm kinh tế trên địa bàn lập dự án, xin các cấp có thẩm quyền chặt bỏ gần 50% diện tích cây điều quay về trồng lại rừng kinh tế và các loại cây công nghiệp dài ngày khác. Binh đoàn 16 (Bộ Quốc phòng) phá bỏ trên 6.000 ha điều chuyển sang trồng rừng nguyên liệu giấy theo hình thức liên kết với Tập đoàn Giấy Tân Mai. Mùa mưa này, Trung đoàn 737 (Binh đoàn 16) đã trồng được trên 1.300 ha keo lai, vượt kế hoạch gần 100 ha....        

Huyện cũng có kế hoạch tiếp tục chuyển hàng hàng chục ngàn ha rừng ở 16 tiểu khu sang trồng mới 8.689 ha cao su. Các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh được cấp phép đã tiến hành khảo sát, lập dự án và một số doanh nghiệp đã trồng mới hàng trăm ha cao su trên nền đất rừng khộp. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Tôn Nữ Tuấn Nam (Viện Khoa học Kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên), điều kiện đất đai, khí hậu vùng Ea Súp khá khắc nghiệt, tầng đất canh tác mỏng, dễ ngập úng trong mùa mưa, lượng bốc thoát hơi nước và có nhiệt độ cao trong các tháng mùa khô nên ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động xấu đến việc sinh trưởng, phát triển của nhiều loại cây trồng, nhất là cây cao su, cây điều. Do đó việc phát triển cây cao su trên địa bàn này cần hết sức cân nhắc kỹ. Còn đối với Tiến sĩ Phạm Quang Khánh (Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế miền Trung), ở Ea Súp tuy là rừng nghèo (một số vùng được quy hoạch để trồng cao su) nhưng lại là loại rừng quý hiếm đặc trưng của Tây Nguyên, mang yếu tố môi trường, cân bằng sinh thái là chủ yếu, nên cần phải xem xét kỹ trước khi phá rừng chuyển đất sang trồng cao su. Tránh tình trạng trồng cây cao su không hiệu quả, rừng tự nhiên lại bị mất, môi trường biến đổi!       

Bài học chua xót về thất bại trong việc phá rừng chuyển đất sang trồng điều đang còn nóng hổi. Thiết nghĩ, Ea Súp cần hết sức thận trọng, không nên quá vội vàng phá rừng ồ ạt trồng cao su để  không  lặp lại điệp khúc “trồng, chặt - chặt, trồng”. 

Quang Huy

 

Thành phố Buôn Ma Thuột
27oC
Độ ẩm: 87%C
Tốc độ gió: 16 km/hkm/h
v
Công ty Cổ Phần Đô thị & Môi trường Đắk Lắk
Địa chỉ : 01 Đào Duy Từ - P.Thống Nhất - TP.Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk
Điện thoại : 05003.816886 - 05003.856522 . Fax : 05003.816886 - 05003.856522
Email : vipsmubmt@dng.vnn.vn
Công ty cổ phần Đô thị & Môi trường Đắk Lắk
Địa chỉ : 01 Đào Duy Từ - P.Thống Nhất - TP.Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk
Điện thoại : 0262.3816886 - Fax: 0262.3816886
Email : dakurenco@moitruongdothidaklak.com.vn
Hotline1: 0849.890.333
Hotline 2: 0845.814.333
Hot line 3: 0847.401.222
Trung tâm Công nghệ & Dịch vụ Nội dung - VNPT Đắk Lắk