TIN HOẠT ĐỘNG
TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường xử phạt hành vi xả rác không đúng quy định
Tại Tờ trình gửi UBND TP.HCM về ban hành Chỉ thị Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, Sở TN&MT đã đề xuất nhiều biện pháp để chấn chỉnh và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm việc xả rác, xả nước thải bừa bãi….
Vấn nạn xả rác
Theo Sở TN&MT, mặc dù trong thời gian qua các ngành, các cấp có nhiều cố gắng trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý về vệ sinh môi trường, về trật tự an toàn xã hội nhưng do nhận thức của một bộ phận người dân, khách vãng lai, khách tạm trú, người lao động về bảo vệ môi trường chưa tốt, chưa đồng đều, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ vẫn bất chấp luật pháp, thải bỏ chất thải vào môi trường không qua xử lý, không hợp vệ sinh … Về trật tự đô thị, nhiều tuyến đường, nhiều khu vực trong thành phố vẫn còn tụ tập buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, làm mất trật tự đô thị.
Trong đó, vấn nạn xả rác, phóng uế bừa bãi, không đúng nơi đúng chỗ trên toàn địa bàn thành phố là một thực tế kéo dài từ lâu nay. Tệ trạng ấy vừa làm mất vệ sinh môi trường sống của cộng đồng dân cư, vừa làm xấu xí bộ mặt mỹ quan đô thị. Một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm kênh rạch tại TP.HCM chính là tình trạng xả rác xuống lòng kênh của người dân dẫn đến tù đọng nước. Bà Nguyễn Thị Thùy Linh - Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước TP.HCM cho biết: "TP.HCM có khoảng 2.000 km kênh thoát nước, hơn 100.000 hố gas và 800 cửa xả thải. Thế nhưng, nạn xả rác bừa bãi của người dân đã vô hiệu hóa gần như toàn bộ hệ thống thoát nước của thành phố". Chính vì vậy, mỗi năm TP.HCM phải chi hàng chục tỷ đồng  để nạo vét  kênh rạch, tuy nhiên  do ý thức xả  rác bừa bãi của người dân nên vừa nạo vét xong thì chỉ trong một thời gian ngắn chuyện đâu lại vào đó, rác vẫn ngập kênh. Mỗi ngày, Công ty Môi trường đô thị TP.HCM vớt bình quân 9 - 10 tấn rác trên kênh rạch.
Ngoài ra, hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau (hành vi này thường gặp đối với các tụ điểm có tiết mục văn nghệ, phát loa quảng cáo công suất lớn, các quán cóc, điểm nhậu bình dân về khuya…); lắp đặt, xây dựng bậc, bệ dắt xe hoặc bậc tam cấp lấn chiếm hè đường; đặt, treo biển quảng cáo, trang trí không đúng nơi quy định hoặc đúng nơi nhưng treo không đúng quy cách…
Theo Sở TN&MT TP.HCM, mức phạt được quy định tại Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12-7-2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an ninh trật tự công cộng chưa đủ sức răn đe, cần phải được điều chỉnh theo hướng tăng mạnh gấp nhiều lần.  Đồng thời,  lực lượng thanh tra, kiểm tra các cấp còn mỏng. Theo Thông tư Liên tịch số 61/2012 giữa Bộ Tài chính và Bộ Công an, cơ quan chủ trì xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội chỉ được trích lại 30% trên mức phạt, nhưng các hành vi vi phạm loại này có mức phạt rất thấp như, nên mức trích lại 30% không đủ để đảm bảo hỗ trợ một phần chi phí cho lực lượng chức năng.
Kết hợp tuyên truyền và xử phạt
Theo  đề xuất của Sở TN&MT, UBND TP.HCM cần giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng Sở, ngành, quận, huyện trong vấn đề ngăn chặn các hành vi gây mất trật tự, mỹ quan đô thị nói chung và nạn xả rác thải bừa bãi nói riêng. Trong đó, huy động lực lượng, các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị xã hội tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, trật tự an toàn xã hội đến mọi tầng lớp người dân để hiểu và thực thi nghiêm chỉnh : Không buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, các cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại ở mặt tiền đường, hẻm, bỏ rác vào thùng rác của mình, không xả rác thải ra lòng lề đường, chấp hành các quy định về thu gom rác đúng giờ giấc, chấp hành các quy định về quản lý việc kinh doanh mua bán. UBND các quận - huyện tiếp tục triển khai các phong trào đường phố không rác, khu phố không rác, yêu cầu các hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại đều tuân thủ các quy ước, hưởng ứng cam kết về bảo vệ môi trường nơi cư trú, thực hiện tốt lồng ghép việc xây dựng khu phố không rác vào phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, có kiểm tra, chấm điểm, biểu dương, phê phán kịp thời các hành vi vi phạm. Đồng thời, theo định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào này.
Mặt khác, cần tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng lòng lề đường đối với các hộ dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ sửa chữa. Thực hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định. Tăng mức xử phạt bằng tiền đối với Nghị định 73/2010/NĐ-CP để tăng sức răn đe. Cho phép được trích lại 70% tiền xử phạt như trong lĩnh vực giao thông để chi dùng vào việc duy trì bộ máy kiểm tra xử lý vi phạm.
Ngoài việc áp dụng hình thức phạt tiền, các tổ chức cá nhân còn phải bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như : Khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường…
Nguyễn Thanh (Theo TNMT)
Thành phố Buôn Ma Thuột
23oC
Độ ẩm: 83%C
Tốc độ gió: 9 km/hkm/h
v
Công ty Cổ Phần Đô thị & Môi trường Đắk Lắk
Địa chỉ : 01 Đào Duy Từ - P.Thống Nhất - TP.Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk
Điện thoại : 05003.816886 - 05003.856522 . Fax : 05003.816886 - 05003.856522
Email : vipsmubmt@dng.vnn.vn
Công ty cổ phần Đô thị & Môi trường Đắk Lắk
Địa chỉ : 01 Đào Duy Từ - P.Thống Nhất - TP.Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk
Điện thoại : 0262.3816886 - Fax: 0262.3816886
Email : dakurenco@moitruongdothidaklak.com.vn
Hotline1: 0849.890.333
Hotline 2: 0845.814.333
Hot line 3: 0847.401.222
Trung tâm Công nghệ & Dịch vụ Nội dung - VNPT Đắk Lắk